Triển lãm Berlin về một thời lao động xuất khẩu từ các nước anh em tới Đông Đức: ECHOS DER BRUDERLÄNDER 

Hàng trăm ngàn người đã đến CHDC Đức từ các nước xã hội chủ nghĩa hồi đó, trong đó có Việt Nam, Chile, Cuba Mozambic để làm việc, học tập, tị nạn chính trị. Chương trình triển lãm tại Berlin về một thời lao động xuất khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em (trong đó có người Việt) tại Đông Đức, mang tên: Echos der Bruderländer nhằm tái hiện lại một thời đáng nhớ đó.

Chương trình triển lãm

Được tổ chức tại Nhà Văn hóa Thế giới Haus der Kulturen der Welt, địa chỉ John-Foster-Dulles-Allee, Berlin-Tiergarten.

Mở cửa từ 01.03 – 20.05.2024, thứ tư - thứ hai, 12 giờ 00 -19 giờ. Vé giá giảm 8€/6€. Miễn phí 3 ngày khai mạc cuối tuần, từ ngày 01 – 03.03.2024, và thứ hai hàng tuần.

Hồi tưởng về một thời

Chỉ riêng triển lãm này cũng đã cho thấy rõ thực tế lịch sử của những người lao động xuất khẩu ở CHDC Đức để lại rất ít. Điều kiện sống của họ một thời nay đã bị lãng quên. Từ năm 1949 đến năm 1990, hàng trăm nghìn người đã đến CHDC Đức từ các quốc gia anh em như Algeria, Angola, Chile, Cuba, Mozambique và Việt Nam, để làm việc, học tập hoặc xin tị nạn chính trị. Tên gọi cuộc triển lãm Echos der Bruderländer nhằm tái hiện lại một thời đáng nhớ đó.

Hình ảnh một số người vẫn đang chờ đợi mức lương như đã từng hứa cho đến nay

Bao nhiêu kết quả nghiên cứu được đưa vào triển lãm đã nhanh chóng làm cho cuộc sống người lao động xuất khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em tới CHDC Đức trở nên rõ ràng. Dự án nghiên cứu trên kéo dài ba năm. Trước đó, các cuộc hội thảo đã được tổ chức và các cuộc phỏng vấn được thực hiện với những người từng đến CHDC Đức với bao hy vọng. Một số đến Đức để xin học bổng thể thao hoặc để nghiên cứu học tập, nhưng sau đó phải làm việc trong lò mổ. Hay một nhân viên hợp đồng đến từ Mozambique, chưa bao giờ nhận được mức lương như đã hứa.

Một tác phẩm video trong triển lãm cho thấy một cuộc biểu tình ở Maputo, Mozambique, nơi những người từng xuất khẩu lao động sang Đức, tổ chức vào thứ Tư hàng tuần cho đến ngày nay. Họ chỉ được trả 40% tiền lương ở CHDC Đức. Đáng lẽ họ nhận được 60% còn lại khi trở về Mozambique. Đó là những gì hai nhà nước đã hứa với họ, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Giới hạn tình anh em

Triển lãm nhằm thể hiện cả hai mặt, tình bạn phát triển giữa người dân CHDC Đức và người dân từ các nước anh em xã hội chủ nghĩa. Nhưng tình anh em cũng có giới hạn của nó. Những người lao động hợp đồng luôn được bố trí ở trong các khu dân cư phức hợp của riêng họ và do đó tách biệt khỏi phần còn lại của người dân CHDC Đức. Những vấn đề thường xuất hiện ngày nay cũng được triển lãm đề cập tới từ thời đó bao gồm sự phân biệt chủng tộc mà người lao động xuất khẩu đã trải qua.

Một người gốc Angola kể lại trong một cuộc phỏng vấn lưu trữ trong video triển lãm tại bảo tàng về việc bị những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới tấn công bằng chai bia khi đang đi xe điện vào tháng 11.1989. Cảnh sát không bắt giữ những kẻ tấn công mà ép nạn nhân vào xe tuần tra giấu mặt. Một loạt ảnh trong bảo tàng gợi lại một vụ bạo lực phân biệt chủng tộc ở CHDC Đức đã rơi vào quên lãng. Như vụ sát hại hai công nhân hợp đồng người Cuba là Delfin Guerra và Raúl Paret, chết trong một cuộc đi săn ở Merseburg vào ngày 12.08.1979. Hôm nay đã xuất hiện những đề xuất, cố gắng tạo ra một đài tưởng niệm cho hai nạn nhân.

Đột nhiên họ phải rời khỏi đất nước

Sự kết thúc của CHDC Đức cũng là một chủ đề liên quan đến cả số phận cuộc sống của lao động xuất khẩu được trưng bày tại triển lãm. Triển lãm đề cập tới nhiều lao động xuất khẩu đã phải rời khỏi Đức ngay lập tức, không còn được quyền pháp lí ở lại, như người Mozambique, hay công dân Cuba.

Trong một cuộc phỏng vấn tại triển lãm, nữ nghệ sĩ Cuba Teresa Casanueva nói rằng cô ấy cũng được cho là sẽ trở về ngay sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, mặc dù cô ấy vẫn chưa hoàn thành chương trình học nghệ thuật ở Halle. Người nghệ sĩ đã đấu tranh để có thể hoàn thành chương trình đào tạo của mình và hiện đang sống ở Berlin.

Trong một bức ảnh chụp năm 1992 trưng bày tại bảo tàng, có thể thấy các cựu lao động hợp đồng Việt Nam tại một cuộc biểu tình ở Berlin. Chỉ đến năm 1997, sau nhiều năm đấu tranh, họ mới được cấp giấy phép cư trú vô thời hạn ở Đức.

Tỏi, ớt và lựu

Nếu muốn rút ra điều gì đó từ một thời lao động xuất khẩu tới các nước xã hội chủ nghĩa anh em "Echos der Bruderländer", cần nhiều thời gian để nghe các cuộc phỏng vấn tại những băng đĩa phát thanh trực tiếp trong viện bảo tàng. Triển lãm không trực quan khi chỉ bằng quan sát. Rất nhiều điều vẫn không thể hiểu được nếu không nhìn vào sổ tay trong triển lãm.

Tại sao lại có củ tỏi, ớt và lựu màu đỏ tươi trên những chiếc bàn màu xanh ở tiền sảnh? Cuốn sách nhỏ đi kèm tiết lộ rằng trái cây nhân tạo là nguyên liệu nấu ăn mà những người di cư Đông Nam Á ở CHDC Đức thường thiếu vì không thể mua được ở đó và đôi khi được bí mật đưa vào nước này.

Một cây vĩ cầm của Campuchia được treo trên trần nhà và các tài liệu như thư, ảnh, chứng chỉ được trưng bày bên dưới. Đây là những kỷ vật cá nhân của những người đến CHDC Đức từ thời “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” và những câu chuyện của họ giờ đây được kể lại, qua các băng đĩa và kỉ vật. Không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho mọi thế hệ mai sau, một thời để nhớ.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang